Vị trí Khí_hậu_đại_dương

Đảo Anh có kiểu khí hậu đại dương điển hình, với những cơn gió tây nam thổi từ Đại Tây Dương. Nhiệt độ trung bình ở Đảo Anh chỉ vào khoảng 14 °C (25 °F).[5] Mặc dù phần eo biển phía tây của Alaska cũng có kiểu khí hậu đại dương nhưng do không có các luồng khí ấm Đại Tây Dương nên khu vực này thường có mùa đông lạnh hơn, lượng tuyết nhiều hơn. Những khu vực có kiểu khí hậu đại dương điển hình khác bao gồm Hà Lan, Bỉ, phần lớn Pháp, phía tây Đức, phía bắc Tây Ban Nha.

Một vài khu vực khí hậu đại dương có độ ẩm cao hơn. Những khu vực này có ít mưa bao gồm vùng thung lũng WashingtonOregon cho tới dãy Cascade, Patagonia ở phía nam Argentina, sa mạc Atacama ở phía bắc Chile, ven biển đông nam Tây Úc.

Theo Koeppen-Geiger, rất nhiều khu vực có khí hậu đại dương nhưng lại có mùa hè mát, cận nhiệt đới với mùa hè khô (Csb). Những khu vực này thường không được phân loại với kiểu khí hậu Địa Trung Hải điển hình, bao gồm Tây Bắc Thái Bình Dương, miền nam Chile, vài phần ở trung tây Argentina, phần tây bắc bán đảo Iberia. Rất nhiều trong số này vẫn được phân loại kiểu khí hậu đại dương (Cfb) mặc dù có mùa hè khô gần chạm ngưỡng Cs của Koeppen. Những thành phố như Concepción, Chile; Seattle, Washington; Portland, Oregon; Victoria, British Columbia; và Vancouver, British Columbia có thể được phân loại Csb.

Những khu vực có kiểu khí hậu đại dương ở gần biển của châu Phi bao gồm một phần của Nam Phi từ Vịnh Mossel ở bờ biển Tây Cape tới Vịnh Plettenberg, cộng một vài vùng có kiểu khí hậu này ở Đông Cape và bờ biển KwaZulu-Natal. Trong lục địa châu Phi, những khu vực cao độ ở Đông PhiMozambique cũng có kiểu khí hậu này. Những vùng này thường ấm áp cả năm và không có một mùa mưa rõ rệt nào, lượng mưa cao hơn một chút trong mùa thu và mùa xuân. Khu vực nổi bật nhất ở châu Á có kiểu khí hậu này nằm ở bờ biển Đen ở phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ, với những vùng nhỏ khác ở bờ biển CaspiaAzerbaijan, và một vài vùng nhỏ khác dọc eo biển Tsugaru ở phía bắc Nhật Bản.